Cách chữa trị bệnh chàm hiệu quả?

Bệnh chàm gây ra tình trạng các mảng da bị ngứa và viêm. Bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn cũng dễ mắc các biến thể khác nhau của căn bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh và có cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả, bạn hãy đọc thông tin về bệnh chàm dưới đây

Bệnh chàm là gì? Các dạng của bệnh chàm

Bệnh chàm, còn được gọi là viêm da cơ địa, là một tình trạng các mảng da ngứa và viêm. Bệnh thường xuất hiện trên khuôn mặt của trẻ sơ sinh. Nhưng bệnh chàm còn có nhiều dạng khác nhau và có ở trẻ em, bà bầu và người lớn.

Bệnh chàm có đặc trưng là da khô, ngứa, thường xuất hiện với phát ban đỏ. Đây là loại bệnh chàm phổ biến nhất. Ngoài ra còn có các bệnh chàm tiếp xúc, chàm cơ địa, chàm vi khuẩn, chàm thể đồng tiền, chàm thể địa ở trẻ nhỏ, chàm da đầu.
Các triệu chứng của bệnh chàm
Triệu chứng chính của bệnh chàm là ngứa, khô, sần sùi, bong tróc trên da. Bệnh có thể bùng lên, giảm dần, rồi lại tái phát. Bệnh chàm có thể xuất hiện trên toàn thân nhưng thường ảnh hưởng đến cánh tay, khuỷu tay trong, phía sau đầu gối hoặc trên đầu (đặc biệt là má và da đầu). Gãi chàm làm kích ứng thêm và làm viêm da. Điều này có thể gây nhiễm trùng cho da và phải điều trị da sau khi hết bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh chàm
Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do rối loạn chức năng bộ phận của cơ thể, trong đó bao gồm rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh và cơ quan nội tạng. Bệnh chàm bùng phát là khi một hoặc nhiều triệu chứng bệnh chàm xuất hiện trên da. Các tác nhân phổ biến của bệnh chàm bùng phát còn có hóa chất kích thích da, đổ mồ hôi, dị ứng đồ ăn, lông động vật, đồ vải sợi tổng hợp, nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả
Không có cách chữa bệnh chàm, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các phương pháp điều trị phù hợp. Chúng có thể bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống phối hợp điều trị bằng liệu pháp tự nhiên.

- Thuốc điều trị

+ Thuốc kháng histamine như Zyrtec, Benadryl, Allegra,..có thể làm giảm ngứa. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine, nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng.
+ Kem và thuốc mỡ Cortisone (steroid) có thể làm giảm ngứa và đóng vảy nhưng không nên sử dụng lâu dài vì tác dụng phụ bào mòn da.
+ Nếu bệnh lan rộng ra toàn thân, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticostetoid cho bệnh nhân uống.
+ Thuốc ức chế miễn dịch sẽ dành cho bệnh nhân có hệ thống miễn dịch nhạy cảm. Điều này ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm. Các tác dụng phụ bao gồm tăng nguy cơ ung thư, nhiễm trùng, huyết áp cao và bệnh thận.
- Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt
Căng thẳng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của căn bệnh chàm. Các cách để giảm căng thẳng cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc chữa bệnh. Một số biện pháp nên thực hiện là tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc thư giãn và hít thở sâu.

- Các phương pháp chữa bệnh tại nhà hiệu quả

Chữa bệnh tại nhà cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh chàm. Do các tác dụng phụ tiềm ẩn, luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi bạn thực hiện kết hợp trị bệnh tại gia. Các biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến là uống trà xanh (trà đen hoặc trà ô long có tác dụng tương tự), dùng các loại tinh dầu để xông hơi, hay dùng xà phòng trị bệnh chàm hoặc sử dụng nước hoa hồng thoa lên da (nước hoa hồng không có cồn).
Bệnh chàm sẽ không nguy hiểm nếu bạn nhận biết sớm và tìm cách điều trị. Những người bị bệnh chàm thường cảm thấy căng thẳng và xấu hổ vì làn da nổi vẩy nến và ửng đỏ nhưng điều này làm bệnh nặng hơn.

Xem thêm:

© Copyright Cách chữa trị bệnh chàm hiệu quả?